Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

Cách giáo dục đạo đức cho thanh niên của người Nhật

http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/26443

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn công tác tuyên giáo và giao ban dư luận quý 3 vừa qua tại Hội trường Thành Đoàn, các đại biểu tham dự đã được lắng nghe chuyên đề "Đạo đức định hướng cuộc đời" của Giáo sư Ota Masakatsu thuộc Viện Nghiên cứu Đạo đức Nhật Bản. Ông đã giới thiệu đến cho hội nghị những cách tiếp cận về đạo đức ở đất nước Nhật Bản, về cách người Nhật giáo dục và thực hành giáo dục đạo đức cho thanh niên.

Thành đạt từ nền giáo dục gia đình

Giáo sư Ota Masakatsu chia sẻ, những người bạn của ông khi ông còn nhỏ, giờ có người là giáo sư, là nhà khoa học, là tổng lãnh sự. Họ không phải là thiên tài bẩm sinh, thành công của họ có được là nhờ thụ hưởng sự giáo dục từ gia đình. Giáo sư cho biết thêm, những đứa trẻ sống có hoài bão lớn, lớn lên trở thành những người thành đạt đều có những người mẹ tuyệt vời. Ông đề cao vai trò của người mẹ trong quá trình nuôi dưỡng, uốn nắn cho tâm hồn của một đứa trẻ.

Giáo sư Ota Masakatsu (thứ ba, từ phải sang) chia sẻ tại Hội nghị.

Ở Nhật Bản, việc giáo dục đạo đức luôn gắn liền với gia đình. Các bậc cha mẹ tại Nhật nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho con cái. Thậm chí, họ còn dành ra những khoảng thời gian nhất định để sinh hoạt về đạo đức, mời các thầy giáo đến nhà để chia sẻ các câu chuyện về đạo đức gia đình.

Những bài học về đạo đức được người Nhật dạy cho con cái họ ngày này qua ngày khác. Họ đề cao sự tôn trọng. Trong mối quan hệ giữa người với người, họ dạy con mình phải biết tôn trọng, tử tế với người khác; không sống hai mặt, phân biệt đối xử với người khác. Họ cũng dạy con mình phải biết dịu dàng với người yếu hơn mình, tôn trọng sâu sắc với người trên. Người Nhật xem trọng ba điều: không nói dối - phải khiêm nhường - thành thật, cẩn trọng trong mọi việc.

Ông Ota Masakatsu cho biết, đối với người Nhật, dù họ theo ngành nghề nào thì họ cũng rất đề cao học vấn, bởi có học vấn thì gia đình mới vững bền. Do đó, các gia đình Nhật còn dạy con cái mình phải tôn trọng học vấn, tôn trọng giáo viên và bạn bè.

Cách sống ba bên cùng có lợi

Trong bài chia sẻ hơn 50 phút của mình, Giáo sư Ota Masakatsu đề cập đến "điều cơ bản", đó là: cách sống ba bên cùng có lợi. Ông nhấn mạnh, mỗi con người đều tồn tại trong mối quan hệ giữa ba mặt là: bản thân, gia đình và xã hội. Giáo sư gọi những gì con người cống hiến cho xã hội là những "sản phẩm" của "hoạt động thương mại", do đó các sản phẩm có lợi cho bản thân con người thì cũng sẽ có lợi cho gia đình, xã hội. Sự cẩu thả, tư lợi sẽ tạo nên những "sản phẩm lỗi" và sẽ không mang lại sự thành đạt và hạnh phúc cho con người.

Vị giáo sư người Nhật nhấn mạnh, điều cốt lõi tận cùng là phải "vứt bỏ tự ngã, tôn trọng truyền thống". Điều đó mang ý nghĩa chúng ta cần tiết giảm cái tôi cá nhân của bản thân xuống, luôn trân quý các giá trị mang tính tuyền thống, tôn trọng, học hỏi các thế hệ tiền nhân. Giáo sư chia sẻ: "Tôi luôn tôn trọng mọi người, bất kể họ là ai. Tôi đã đến được Việt Nam như lời dặn của cha mình. Đất nước của các bạn có bề dày truyền thống vẻ vang, có các bậc anh hùng mà tôi rất ngưỡng mộ như Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Trong hơn 30 năm theo sự nghiệp giảng dạy của mình, ông Ota Masakatsu luôn dạy các học trò của mình phải luôn làm mọi việc hết sức mình. Mỗi lời nói ra phải lay động được tâm hồn người nghe. Muốn đối tượng tiếp nhận kiến thức thì phải gửi vào đó bằng cả chuyên môn và tình yêu thương. Việc giáo dục đạo đức cho con người cũng phải như vậy. Là người có nhiều kinh nghiệm về giáo dục và đạo đức, ở tuổi thất tuần, ông Ota Masakatsu luôn nghĩ mình phải sống khiêm nhường. Giáo sư cho biết mình luôn học hỏi ở bất cứ đối tượng nào ông tiếp xúc, thậm chí là học cả ở các sinh viên của mình. Điều đó giúp ông tích lũy thêm cho mình nhiều hiểu biết và bản thân ông cũng nhận được nhiều thiện cảm từ người khác.

Đoàn viên, thanh niên Thành phố chụp ảnh lưu niệm

cùng đoàn đại biểu thuộc Viện Nghiên cứu Đạo đức Nhật Bản.

Những chia sẻ của Giáo sư Ota Masakatsu thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham dự hội nghị. Các đại biểu trẻ của Việt Nam đã có nhiều cách tiếp cận mới trong công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên. Các đại biểu liên tục gửi câu hỏi đến vị giáo sư Nhật, mong muốn được tìm hiểu về đời sống của thanh niên Nhật, cách quản lý và giáo dục thanh niên ở Nhật, mức độ nhạy bén và quan tâm đến các vấn đề chính trị đất nước của thanh niên Nhật cũng như các bạn nữ trẻ ở Nhật được trang bị những kỹ năng gì để trở thành người mẹ tuyệt vời. Các đại biểu trẻ cũng đặc biệt quan tâm đến cách làm ở Nhật Bản để thu hút mọi người tham gia các hoạt động xã hội.

Giáo sư Ota Masakatsu cùng các cộng sự đã thẳng thắn, chân thành giải đáp các thắc mắc của đại biểu trẻ Việt Nam về các vấn đề dân sinh, giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên cũng như những vấn đề đời sống gia đình. Giáo sư khẳng định: "Điều quan trọng hơn hết là phải xem xét việc mình làm có khiến người khác khó chịu không. Luôn nhớ cách sống "ba bên cùng có lợi". Và để thu hút nhiều người tham gia vào các hoạt động cộng đồng thì phải xuất phát từ góc nhìn những đối tượng chúng ta tiếp cận, mong muốn hàng ngày của họ là gì". 

Tìm việc làm
Kêt nối với Vạn Xuân

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.